Visa và tư cách lưu trú của du học sinh người nước ngoài tại Hàn Quốc

Cấp thị thực (VISA)

Du học sinh người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc thì phải có Giấy phép nhập cảnh dành cho người nước ngoài hoặc ① Hộ chiếu còn hạn và ② Thị thực (VISA).

Trong trường hợp là du học sinh người nước ngoài thì phải nhận được Visa tương ứng như Du học (D-2) hoặc Đào tạo tổng hợp (D-4) hoặc Tổng hợp ngắn hạn (C-3). Tuy nhiên trong trường hợp là công dân của quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc hay công dân của quốc gia được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thảo luận ý kiến với Bộ trưởng Bộ ngoại giao rồi chỉ định thì được cấp thay cho thị thực (VISA).

Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Hàn Quốc chứng nhận có thể đơn giản hóa trình tự xin cấp Visa hay có thể rút ngắn thời gian cấp visa thì sẽ được nhận Giấy chứng nhận được cấp Visa trước khi được cấp visa chính thức.

 Thị thực (VISA)
 Khái niệm về Thị thực
– Thị thực (VISA) mang ý nghĩa là ‘hành động tiến cử của Lãnh sự đối với việc người nước ngoài xin phép được nhập cảnh vào Hàn Quốc’.
– Du học sinh người nước ngoài nếu muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc thì ngoài việc có Hộ chiếu còn hạn được cấp bởi chính phủ nước đó thì còn phải nhận được Thị thực hoặc Giấy cho phép nhập cảnh dành cho người nước ngoài (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 7「Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
– Tuy nhiên, người nước ngoài thuộc một trong những trường hợp dưới đây có thể nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không cần Visa (Khoản 2 Điều 7「Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
1. Người được phép tái nhập cảnh hoặc miễn giấy phép tái nhập cảnh vào Hàn Quốc trước khi thời hạn cho phép hoặc miễn giấy phép kết thúc.
2. Trường hợp là đối tượng được miễn visa dựa vào hiệp định với tư cách là công dân của quốc gia có kí kết hiệp định miễn visa với Hàn Quốc
※ Công dân của quốc gia ký kết hiệp định miễn thị thực với Hàn Quốc có thể lưu trú tại Hàn Quốc tối đa 90 ngày mà không cần phải có thị thực. Có thể kiểm tra thông tin những nước đã ký hiệp định miễn thị thực với Hàn Quốc tại trang Web của Bộ ngoại giao về du dịch an toàn tại nước ngoài.
– Khi nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không có Hộ chiếu còn hạn hay VISA thì có thể bị cưỡng chế xuất cảnh khỏi Hàn Quốc (Điểm 1 Khoản 1 Điều 46「Luật quản lý xuất nhập cảnh」), hoặc bị xử phạt tù dưới 3 năm hoặc bị phạt tiền dưới 20 triệu won (Điểm 2 Điều 94「Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Chủng loại VISA
– VISA của Hàn Quốc được chia thành hai loại tính theo số lần có thể nhập cảnh là có thể nhập cảnh 01 lần và có thể nhập cảnh từ 02 lần trở lên trong thời gian còn hạn ghi trên VISA (Khoản 1 Điều 8「Luật quản lý xuất nhập cảnh」), và được phân loại theo tư cách lưu trú lại Hàn Quốc như Du học (D-2) Đào tạo tổng hợp (D-4) Tổng hợp ngắn hạn (C-3) Thăm quan (B-2) (Khoản 1 Điều 10「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điều 12「Nghiểm định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và phụ lục 1 「Ngh phụ lụthi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Tư cách lưu trú của du học sinh người nước ngoài
 Du học (D-2)
– Những người nhập học chương trình chính quy tại các cơ quan nghiên cứu học thuật hay tại cơ quan giáo dục trên Đại học hoặc những người có ý định lưu trú tại Hàn Quốc với mục đích nghiên cứu đặc biệt thì được cấp ‘Visa du học (D-2)’ (Khoản 1 Điều 10「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điểm 11 của phụ lục 1 và Điều 12 「Nghiểm định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Đào tạo tổng hợp (D-4)
– Những người nhập học chương trình đào tạo hoặc nghiên cứu tại các tổ chức-doanh nghiệp hay các cơ quan giáo dục ngoài các cơ quan nghiên cứu học thuật hay các cơ quan giáo dục tương ứng với tư cách lưu trú ‘Du học (D-2)’, hoặc những người có ý định lưu trú tại Hàn Quốc với mục đích tham gia hoạt động nghiên cứu thì được cấp ‘Visa đào tạo tổng hợp (D-4). Tuy nhiên trong trường hợp nhận tiền lương vượt quá chi phí sinh hoạt từ Cơ quan nghiên cứu hoặc nhận tiền lương đào tạo tại khu công nghiệp có điều kiện đào tạo do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định thì sẽ được cấp loại Visa khác (Loại Visa tương ứng với nghiên cứu, làm việc ngắn hạn) (Khoản 1 Điều 10「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điểm 13 của phụ lục 1 và Điều 12「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Tổng hợp ngắn hạn (C-3)
– Trong trường hợp có kế hoạch học tập dưới 90 ngày thì cũng có thể sẽ được cấp VISA Tổng hợp ngắn hạn(C-3) thay cho VISA đào tạo tổng hợp (D-4) (Khoản 1 Điều 10「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điều 12 và Điểm 8 phụ lục 1「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Cấp thị thực (VISA)
 Cơ quan xin cấp và giấy tờ cần nộp
– Nếu muốn được cấp visa thì cần phải nộp <Đơn xin cấp VISA> và kèm theo các giấy tờ cần thiết theo từng tư cách cư trú chongười đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài (Khoản 1 Điều 7 「Luật Quản lý xuất nhập cảnh」, Điều 7 「Nghị định thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh」). Phụ lục 5 và Điểm 1 Khoản 1 Điều 76 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
Tư cách lưu trú (Ký hiệu) Giấy tờ cần nộp
Du học (D-2) 1. Trường hợp nhập học chương trình chính quy

Giấy chứng nhận nhập học tiêu chuẩn bao gồm cả nội dung quyết định thẩm tra về năng lực học tập và năng lực tài chính (Do Hiệu trưởng của trường cấp)

Du học (D-2) 2. Trường hợp nghiên cứu đặc biệt

Giấy tờ chứng minh hoạt động nghiên cứu

Giấy tờ chứng minh bằng cấp cao nhất

Giấy tờ liên quan bảo lãnh tài chính hoặc người bảo lãnh

Đào tạo tổng hợp (D-4) 1. Trường hợp học sinh học tiếng Hàn tại Trung tâm ngoại ngữ trực thuộc trường Đại học hoặc học sinh trao đổi theo hiệp định giao lưu hợp tác giáo dục giữa các trường Đại học.

Giấy tờ chứng minh việc nhập học hoặc đang theo học

Giấy tờ liên quan đến việc chứng minh tài chính (Giấy chứng nhận đổi tiền hoặc chuyển tiền tại Hàn Quốc trên 3.000 $) hoặc giấytờ liên quan tới Hiệp định giao lưu hợp tác giáo dục giữa các trường Đại học

Giấy bảo lãnh (Chỉ xét trong trường hợp không thể chứng nhận năng lực thanh toán chi phí cần thiết trong thời gian lưu trú (như học phí) hoặc khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cần chứng minh đặc biệt)

Đào tạo tổng hợp (D-4) 2. Trường hợp học sinh có quốc tịch nước ngoài đang học tại các trường cấp 1 cấp 2  cấp 3

Giấy phép nhập học

Giấy chứng nhận đang theo học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp

Giấy tờ liên quan đến việc chứng minh tài chính

Đào tạo tổng hợp (D-4) 3. Các trường hợp đào tạo khác ngoài các trường hợp kể trên

Giấy tờ chứng minh việc đào tạo

Giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ quan đào tạo

Giấy tờ liên quan việc chứng minh tài chính

Giấy xác nhận trả chi phí trong trường hợp Cơ quan đào tạo chi trả kinh phí như phí lưu trú

Giấy chứng nhận đổi tiền hoặc chuyển tiền Hàn Quốc(trên 3.000$) với những trường hợp ngoài trường hợp trên

Giấy bảo lãnh (Chỉ xét trong trường hợp không thể chứng nhận năng lực thanh toán chi phí cần thiết trong thời gian lưu trú (như học phí) hoặc khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cần chứng minh đặc biệt)

Tổng hợp ng3) Giấy tờ có thể chứng minh mục đích nhập cảnh như mục đích thông thường
※ Những điều cần lưu ý
1. Trong trường hợp nếu có thể kiểm tra thông tin về các giấy tờ đã nộp qua việc sử dụng chung những thông tin hành chính, thì theo Khoản 1 Điều 36 của「Luật chính phủ điện tử」những giấy tờ cần nộp nêu trên không cần phải nộp riêng nữa (Khoản 3 Điều 76「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
2. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài có yêu cầu đặc biệt thì sẽ phải nộp thêm hoặc bớt một số giấy tờ (Phụ lục 5「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
3. Trong trường hợp cần Giấy bảo lãnh thì người bảo lãnh cho du học sinh người nước ngoài phải là người đứng đầu của một cơ quan hay đoàn thể trực thuộc, thời gian bảo lãnh đó có hạn là 4 năm (Điều 90「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 3 Khoản 7 Điều 77 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Lệ phí
– Khi đăng ký xin cấp Visa thì phải nộp lệ phí thẩm tra dành cho việc xin cấp Visa (Điều 87「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 1 Điều 71 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
Chủng loại VISA Lệ phí
VISA nhập cảnh một lần √ Thời gian lưu trú dưới 90 ngày: số tiền tương đương 40$

√ Thời gian lưu trú trên 91 ngày: số tiền tương đương 60$

VISA nhập cảnh nhiều lần √ giới hạn số lần nhập cảnh là 2 lần: số tiền tương đương 70$

√ không giới hạn số lần nhập cảnh: số tiền tương đương 90$

– Có thể nộp lệ phí bằng tiền tệ của nước ấy trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài quy định (Điều 87「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 3 Điều 71 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Thẩm tra và cấp thi thực
– Đơn xin cấp thị thực (VISA) nếu được tiếp nhận thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài (Chỉ xét trong trường hợp nhận ủy quyền theo Khoản 1 Điều 9 về 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」) trước khi cấp Visa sẽ thẩm tra-xác nhận xem người xin cấp Visa có đủ các yêu cầu sau hay không, và nếu không có điều gì bất thường thì sẽ tiến hành cấp Visa (Khoản 3 Điều 8「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điều 7「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 2 Điều 9 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
1. Xem có mang hộ chiếu còn thời hạn hay không
2. Xem có là đối tượng bị cấm hay bị từ chối nhập cảnh theo Điều 11 của 「Luật quản lý xuất nhập cảnh」hay không
3. Xem có thuộc vào các tư cách cư trú được định ra ở bản đính kèm 1 của 「Nghị định thi hành Luhuộc vào các tư cách cư t」 hay không
4. Xem có chứng minh rõ ràng mục đích nhập cảnh phù hợp với tư cách cư trú được định ra ở bản đính kèm 1 của 「Pháp lệnh thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh」 hay không
5. Xem có được nhận định là sẽ trở về nước trong thời gian cư trú được cho phép đối với từng tư cách cư trú tương ứng hay không
6. Ngoài ra, xem xét các yếu tố tương ứng với các tiêu chuẩn được Bộ trưởng Bộ Tư pháp định ra cho từng tư cách cư trú ở bản đính kèm Điểm 1 của「Pháp lệnh thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh」
 Hủy bỏ việc cấp thị thực (VISA)
– Du học sinh người nước ngoài nếu phạm vào một trong những trường hợp dưới đây có thể bị xử lý hủy bỏ việc cấp thị thực (Khoản 1 Điều 89「Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
1. Trường hợp người đứng ra bảo lãnh hủy bảo lãnh hay không có người bảo lãnh cho nữa
2. Trường hợp bị phát hiện visa được cấp có sử dụng các biện pháp bất chính như gian dối
3. Trường hợp vi phạm các điều kiện cho phép
4. Trường hợp phát sinh lýdo nghiêm trọng không thể duy trì hơn nữa các điều kiện đã được cấp phép
5. Ngoài ra là các trường hợp có mức độ vi phạm nghiêm trọng 「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và các luật khác hay vi phạm các mệnh lệnh chính đáng của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh
 Cấp
 Ý nghĩa của Giấy phép nhập cảnh dành cho người nước ngoài
– Người nước ngoài có ý định nhập cảnh vào Hàn Quốc thì phải có thị thực (VISA), tuy nhiên công dân của quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc hay công dân của quốc gia được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thảo luận ý kiến với Bộ trưởng Bộ ngoại giao rồi chỉ định thì cũng có thể nhập cảnh vào Hàn Quốc nếu nhận được do người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài cấp (Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7「Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Cơ quan cấp và Giấy tờ cần nộp
– Để có thể được cấp Giấy phép nhâp cảnh thì phải nộp những giấy tờ sau cùng với <Đơn xin cấp Visa> lên Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài (Khoản 4 Điều 7「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Khoản 2 Điều 10「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điều 16, phụ lục 5 và Điểm 1 Khoản 1 Điều 76「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
– Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp hoặc có lý do nào đó không thể trì hoãn thêm việc nhập cảnh thì không cần nhận cấp Giấy phép nhập cảnh từ Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài mà có thể xin nhận Giấy phép nhập cảnh từ Trưởng văn phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng cơ quan quản lý người nước ngoài hay người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh địa phương (Khoản 1 Điều 16「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
Tư cách lưu trú Giấy tờ cần nộp

(※ Kèm với những giấy tờ cần nộp khi xin cấp VISA)

Du học (D-2) 1. Trường hợp tham gia chương trình chính quy

·Giấy chứng nhận nhập học tiêu chuẩn bao gồm cả nội dung quyết định thẩm tra về năng lực học tập vànăng lực tài chính (Do Hiệu trưởng của trường cấp)

Du học (D-2) 2. Trường hợp tham gia nghiên cứu đặc biệt

·Tài liệu chứng minh hoạt động nghiên cứu

·Giấy chứng nhận bằng cấp cao nhất

·Giấy tờ liên quan đến chứng minh tài chính và chứng nhận bảo lãnh

Đào tạo tổng hợp (D-4) 1. Trường hợp học sinh học tiếng Hàn tại các Trung tâm ngoại ngữ trực thuộc trường Đạihọc hoặc học sinh trao đổi theo thỏa thuận giao lưu học thuật giữa các trường Đại học

·Giấy tờ chứng minh việc nhập học hoặc đang theo học

·Giấy tờ liên quan việc chứng minh tài chính (Giấy chứng nhận đổi tiền hoặc chuyển tiền tại Hàn Quốc trên 3.000$) hoặc giấy tờ thỏa thuận giao lưu học thuật giữa các trường Đại học

·Giấy bảo lãnh (Chỉ xét trong trường hợp không thể chứng nhận năng lực thanh toán chi phí cần thiết trong thời gian lưu trú (như học phí) hoặc khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cần chứng minh đặc biệt)

Đào tạo tổng hợp (D-4) 2. Trường hợp học sinh có quốc tịch nước ngoài đang học tại các trường cấp 1 cấp 2  cấp 3

·Giấy phép nhập học

·Giấy chứng nhận đang theo học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp

·Giấy tờ liên quan đến việc chứng minh tài chính

Đào tạo tổng hợp (D-4) 3. Các trường hợp đào tạo khác ngoài các trường hợp kể trên

·Giấy tờ chứng minh việc đào tạo

·Giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ quan đào tạo

·Giấy tờ liên quan việc chứng minh tài chính

▶ Giấy xác nhận trả chi phí trong trường hợp Cơ quan đào tạo chi trả kinh phí như phí lưu trú

▶ Giấy chứng nhận đổi tiền hoặc chuyển tiền Hàn Quốc (trên 3.000$) với những trường hợp ngoài trường hợp trên

·Giấy bảo lãnh (Chỉ xét trong trường hợp không thể chứng nhận năng lực thanh toán chi phí cần thiết trong thời gian lưu trú (như học phí) hoặc khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cần chứng minh đặc biệt)

Tổng hợp ngắn hạn (C-3)
Giấy tờ có thể chứng minh mục đích nhập cảnh như mục đích thông thường
※ Những điều cần lưu ý
1. Trong trường hợp nếu có thể kiểm tra thông tin về các giấy tờ đã nộp qua việc sử dụng chung những thông tin hành chính, thì theo Khoản 1 Điều 36 của「Luật chính phủ điện tử」những giấy tờ cần nộp nêu trên không cần phải nộp riêng nữa (Khoản 3 Điều 76「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
2. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài có yêu cầu đặc biệt thì sẽ phải nộp thêm hoặc bớt một sốgiấy tờ (Phụ lục 5「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
3. Trong trường hợp cần Giấy bảo lãnh thì người bảo lãnh cho du học sinh người nước ngoài phải là người đứng đầu của một cơ quan hay đoàn thể trực thuộc, thời gian bảo lãnh đó có hạn là 4 năm (Điều 90「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 3 Khoản 7 Điều 77「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Lệ phí
– Người nước ngoài khi xin cấp giấy phép nhập cảnh vào Hàn Quốc thì phải nộp lệ phí thẩm tra liên quan đến việc đăng ký xin cấp giấy phép đó (Điều 87「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điểm 1 Điều 72 và Điểm 2 Điều 71「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
Nơi cấp Lệ phí
Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài ·Số tiền tương đương với lệ phí thẩm tra cấp thị thực (VISA)
Trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương hoặc Cơ quan đại diện người nước ngoài 50.000 won
– Có thể nộp lệ phí bằng tiền tệ của nước ấy trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài quy định (Khoản 3 Điều 71 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Thẩm tra và cấp Giấy phép nhập cảnh dành cho người nước ngoài.
– Đơn xin cấp Giấy phép nhập cảnh dành cho người nước ngoài nếu được tiếp nhận thì người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài sau khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt sẽ tiến hành cấp (Khoản 3 Điều 10「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Khoản 1 Điều 8 và Khoản 3 Điều 16「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Hiệu lực của
– Thời gian hiệu lực của Giấy phép là 3 tháng, và có hiệu lực cho 1 lần nhập cảnh (Nội dung chính của Khoản 4 Điều 10「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
– sẽ được Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh thu hồi lại sau khi du học sinh người nước ngoài xuất cảnh khỏi Hàn Quốc (Nội dung chính của Khoản 5 Điều 10「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Cấp
 Ý nghĩa của Giấy chứng nhận cấp VISA
– Người muốn nhận Visa để sang Hàn Quốc du học hoặc nghiên cứu có thể xin cấp Giấy chứng nhập cấp VISA ngay trước khi nhận được VISA. Trong trường hợp này, nếu Bộ trưởng Bộ Tư pháp chứng nhận là thực sự đặc biệt cần thiết thì có thể cấp Giấy chứng nhận cấp VISA trước khi cấp VISA cho người đó (Khoản 1 Điều 9「Luật quản lý xuất nhập cảnh」)
 Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cấp VISA
– Người thuộc vào một trong trường hợp dưới đây có thể xin Giấy chứng nhận cấp visa (Khoản 3 Điều 9「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 1 Điều 17 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」)
1. Công dân của quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc hay công dân của quốc gia được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thảo luận ý kiến với Bộ trưởng Bộ ngoại giao rồi chỉ định.
2. Những người tương ứng với tư cách lưu trú trong phụ lục 1 của「Nghị định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」 từ 10: hoạt động văn hóa nghệ thuật (D-1) đến 25: hoạt động đặc biệt (E-7), mục 3 của 25: lao động nghiệp dư (E-9), mục 4 của 25: thủy thủ (E-10), 26: thăm thân hoặc đoàn tụ gia đình (F-1), 27: cư dân thường trú (F-2), 28: thành viên gia đình đi cùng(F-3), mục 2 của 28: kiều bào (F-4), mục 3 của 28: cư dân cư trú vĩnh viễn (F-5), 29: các tư cách khác (G-1) và 31: người đi công tác (H-2)
3. Những người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận định là cần thiết phải cấp Giấy chứng nhận cấp visa
 Cơ quan xin cấp và Giấy tờ cần nộp
– Để được cấp Giấy chứng nhận cấp VISA thì bản thân người xin cấp hay người có ý định mời du học sinh người nước ngoài đó sẽ phải nộp các giấy tờ như sau kèm với Đơn xin chứng nhận cấp VISA tới Trưởng cơ quan quản lý người nước ngoài hay người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh địa phương liên quan đến nơi cư trú của người mời (Điều 9「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Khoản 2 Điều 17, Điểm 3 và phụ lục 5 Khoản 1 Điều 76「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
Tư cách lưu trú Giấy tờ cần nộp
Du học (D-2) 1. Trường hợp tham gia chương trình chính quy

·Giấy chứng nhận nhập học tiêu chuẩn bao gồm cả nội dung quyết định thẩm tra về năng lực học tập và năng lực tài chính (Do Hiệu trưởng của trường cấp)

Du học (D-2) 2. Trường hợp tham gia nghiên cứu đặc biệt

·Tài liệu chứng minh hoạt động nghiên cứu

·Giấy chứng nhận bằng cấp cao nhất

·Giấy tờ liên quan đến chứng minh tài chính và chứng nhận bảo lãnh

Đào tạo tổng hợp (D-4) 1. Trường hợp học sinh học tiếng Hàn tại các Trung tâm ngoại ngữ trực thuộc trường Đại học hoặc học sinh trao đổi theo thỏa thuận giao lưu học thuật giữa các trường Đại học

·Giấy tờ chứng minh việc nhập học hoặc đang theo học

·Giấy tờ liên quan việc chứng minh tài chính (Giấy chứng nhận đổi tiền hoặc chuyển tiền tại Hàn Quốc trên 3.000$) hoặc giấy tờ thỏa thuận giao lưu học thuật giữa các trường Đại học

·Giấy bảo lãnh (Chỉ xét trong trường hợp không thể chứng nhận năng lực thanh toán chi phí cần thiết trong thời gian lưu trú (như học phí) hoặc khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cần chứng minh đặc biệt)

Đào tạo tổng hợp (D-4) 2. Trường hợp học sinh có quốc tịch nước ngoài đang học tại các trường cấp 1 cấp 2  cấp 3

·Giấy phép nhập học

·Giấy chứng nhận đang theo học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp

·Giấy tờ liên quan đến việc chứng minh tài chính

Đào tạo tổng hợp (D-4) 3. Các trường hợp đào tạo khác ngoài các trường hợp kể trên

·Giấy tờ chứng minh việc đào tạo

·Giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ quan đào tạo

·Giấy tờ liên quan việc chứng minh tài chính

▶ Giấy xác nhận trả chi phí trong trường hợp Cơ quan đào tạo chi trả kinh phí như phí lưu trú

▶ Giấy chứng nhận đổi tiền hoặc chuyển tiền Hàn Quốc(trên 3.000$) với những trường hợp ngoài trường hợp trên

·Giấy bảo lãnh (Chỉ xét trong trường hợp không thể chứng nhận năng lực thanh toán chi phí cần thiết trong thời gian lưu trú (như học phí) hoặc khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cần chứng minh đặc biệt)

Tổng hợp ngắn hạn (C-3)     ·Giấy tờ có thể chứng minh mục đích nhập cảnh như mục đích thông thường
※ Những điều cần lưu ý
1. Trong trường hợp nếu có thể kiểm tra thông tin về các giấy tờ đã nộp qua việc sử dụng chung những thông tin hành chính, thì theo Khoản 1 Điều 36 của「Luật chính phủ điện tử」những giấy tờ cần nộp nêu trên không cần phải nộp riêng nữa (Khoản 3 Điều 76「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
2. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc tại nước ngoài có yêu cầu đặc biệt thì sẽ phải nộp thêm hoặc bớt một số giấy tờ (Phụ lục 5「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
3. Trong trường hợp cần Giấy bảo lãnh thì người bảo lãnh cho du học sinh người nước ngoài phải là người đứng đầu của một cơ quan hay đoàn thể trực thuộc, thời gian bảo lãnh đó có hạn là 4 năm (Điều 90「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 3 Khoản 7 Điều 77 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận cấp VISA
– Xác nhận của Trưởng cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương hay trưởng cơ quan đại diện người nước ngoài
· Khi tiếp nhận <Đơn xin cấp Giấy chứng nhận cấp visa> thì Trưởng cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương hay trưởng cơ quan đại diện người nước ngoài cần xác nhận xem đơn xin đó có đủ các điều kiện như sau hay không rồi chuyển hồ sơ tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mục 2 Điều 9, Khoản 3 Điều 17 và mục 3 Điều 17「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
1. Xem có mang hộ chiếu còn thời hạn hay không
2. Xem có là đối tượng bị cấm hay bị từ chối nhập cảnh theo Điều 11 của 「Luật quản lý xuất nhập cảnh」hay không
3. Xem có thuộc vào các tư cách cư trú được định ra ở bản đính kèm 1 của 「Nghị định thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh」 hay không
4. Xem có chứng minh rõ ràng mục đích nhập cảnh phù hợp với tư cách cư trú được định ra ở bản đính kèm 1 của 「Nghị định thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh」 hay không
5. Xem có được nhận định là sẽ trở về nước trong thời gian cư trú được cho phép đối với từng tư cách cư trú tương ứng hay không
6. Ngoài ra, xem xét các yếu tố tương ứng với các tiêu chuẩn được Bộ trưởng Bộ Tư pháp định ra cho từng tư cách cư trú ở bản đính kèm 1 của「Nghị định thi hành Lu xem xét các yếu tố tương」
– Thẩm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Cấp
· Sau khi Bộ trưởng Bộ tư pháp thẩm tra việc xin cấp Visa là thoả đáng thì sẽ cấp bằng văn bản điện tử theo quy định của 「Luật Chính phủ điện tử」 rồi gửi tới Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài và nội dung chứng nhận cấp Visa bao gồm cả số chứng nhận cấp Visa sẽ được thông báo ngay lập tức tới người mời. Tuy nhiên, trong trường hợp có lý do bất khả kháng mà không thể gửi được theo văn bản điện tử do hệ thống thông tin quản lý xuất nhập cảnh tại cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài chưa được mở thì người mời phải trực tiếp đến nhận (Điều 9「Luật quản lý xuất nhập cảnh」, Điều 17 và Khoản 1 Điều 17-3「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
– Trong trường hợp người mời du học sinh người nước ngoài muốn thay mặt du học sinh đó xin cấp Giấy chứng nhận cấp VISA mà lại thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ không được cấp Giấy chứng nhận cấp Visa (Khoản 2 Điều 9「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và Khoản 2 Điều 17-3 「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
1. Người chưa vượt quá 3 năm kể từ khi kết thúc thi hành hay quyết định không chấp hành hình phạt do bị tuyên cáo hình phạt trên mức giam giữ hoặc đã nộp tiền phạt do bị tuyên cáo hình nộp phạt trên 5 triệu won hay thông cáo nộp tiền phạm luật trên 5 triệu won do vi phạm Điều 7-2, Điều 12-3, phần 3 đến phần 5 Khoản 3 Điều 18, Khoản 2 Điều 21, Điểm 1 Điều 33-2 「Luật Quản lý xuất nhập cảnh」.
2. Người chưa vượt quá 1 năm kể từ ngày nộp tiền phạt hay tiền phạm luật khi bị tuyên cáo nộp phạt dưới 5 triệu won hay nhận thông cáo nộp tiền phạm luật dưới 5 triệu won do vi phạm quy định Điều 7-2, Điều 12-3, phần 3 đến phần 5 Khoản 3 Điều 18, Khoản 2 Điều 21, Điểm 1 Điều 33-2 「Luật Quản lý xuất nhập cảnh」.
3. Người chưa vượt quá 3 năm kể từ ngày đã kết thúc thi hành hoặc quyết định không thi hành khi bị tuyên cáo hình phạt trên mức giam giữ do vi phạm 「Luật liên quan đến xử phạt hành vi môi giới mại dâm」, 「Pháp lệnh đặc biệt quy chế và xử phạt các hành vi đầu cơ」, 「Luật liên quan đến quản lý ma túy」 nhưviệc cưỡng chế người nước ngoài thực hiện các hành vi mại dâm, hành vi đầu cơ, mua bán và thực hiện hành vi cung cấp ma túy
4. Người chưa vượt quá 3 năm kể từ ngày kết thúc hoặc quyết định không thi hành khi bị tuyên cáo hình phạt trên mức giam giữ do vi phạm 「Luật Lao động tiêu chuẩn」 bao gồm hành động không trả lương, thưởng hoặc cưỡng chế lao động với tu nghiệp sinh kỹ thuật hay người lao động nước ngoài
5. Người mà trong vòng 1 năm gần đây nhất kể từ ngày xin Giấy chứng nhận cấp visa có phần lớnsố người nước ngoài được mời là đối tượng cư trú bất hợp pháp trong trường hợp người này mời 10 người nước ngoài trở lên theo Điều 9 (2) Luật quản lý xuất nhập cảnh
6. Người đã 2 lần không thực hiện nghĩa vụ khai báo dựa vào Điều 19-4 và Điều 19「Luật Quản lý xuất nhập cảnh」 trong vòng 1 tháng trở lại đây kể từ ngày xin cấp Giấy chứng nhận cấp visa
7. Những người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định với tư cách là người thuộc những lý do từ Điểm 1 đến Điểm 6 ở trên
 Hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp VISA
– Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp visa là 3 tháng và hiệu lực đó được công nhận cho một lần cấp visa. Tuy nhiên, trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận định là cần thiết thì có thể đưa ra quy định khác cho thời hạn của Giấy chứng nhận cấp visa (Điều 18 「Quy định thi hành Luật Quản lý xuất nhập cảnh」).
– ① Trong trường hợp nhận thông báo về nội dung chứng nhận cấp Visa như số chứng nhận cấp Visa theo Khoản 4 Điều 17「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」thì điền số chứng nhận cấp Visa ấy vào Đơn xin cấp Visa, ② Trong trường hợp nhận theo Khoản 5 Điều 17「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」 thì phải đính kèm Giấy chứng nhận cấp Visa ấy vào Đơn xin cấp Visa rồi gửi tới Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để xin cấp Visa. Và Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài phải cấp Visa theo nội dung đó mà không cần phải tham khảo Điều 8「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」 (Từ Khoản 1 đến Khoản 3 của Điều 17-2「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
– Trong trường hợp xin cấp Visa đính kèm với Giấy chứng nhận cấp Visa thì sau khi cấp Visa, Giấy chứng nhận xin cấp Visa sẽ bị thu hồi theo quy định (Khoản 4 Điều 17-2「Quy định thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
 Hủy bỏ hoặcthay đổi Giấy chứng nhận cấp VISA
– Du học sinh người nước ngoài thuộc vào một trong những trường hợp dưới đây có thể bị xử lý thay đổi hay huỷ bỏ Giấy chứng nhận cấp Visa (Khoản 1 Điều 89 「Luật Quản lý xuất nhập cảnh」).
1. Trường hợp người đứng ra bảo lãnh hủy bảo lãnh hay không có người bảo lãnh cho nữa
2. Trường hợp bị phát hiện là được cấp Giấy chứng nhận cấp Visa có sử dụng các biện pháp bất chính như gian dối
3. Trường hợp vi phạm các điều kiện cho phép
4. Trường hợp phát sinh lí do nghiêm trọng không thể duy trì hơn nữa các điều kiện đã được cho phép
5. Ngoài ra là các trường hợp có mức độ vi phạm nghiêm trọng 「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 và các luật khác hay vi phạm các mệnh lệnh chính đáng của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh

0356.066.066