Thủ tục nhập học chung cho học sinh đi học tại Hàn Quốc
Thủ tục nhập học chung cho học sinh đi học tại Hàn Quốc
Học sinh có ý định du học tại Hàn Quốc phải nộp hồ sơ nhập học vào trường sau khi xem xét kỹ các thông tin liên quan. Trường tiếp nhận hồ sơ nhập học sẽ xem xét việc tuyển sinh và quyết định có cho phép nhập học hay không.
Để nhập học vào trường cấp hai, cấp ba, trường đại học hay viện cao học phải có bằng tốt nghiệp của trường học cấp dưới hoặc phải được chứng nhận có học lực tương đương hoặc hơn theo Pháp luật quy định. Trong trường hợp trường có quy định yêu cầu nhập học riêng thì cũng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ấy.
Để nhận được học bổng như học phí du học thì du học sinh người nước ngoài cần phải nắm rõ chế độ học bổng mà Chính phủ, trường, cơ sở giáo dục hay các tổ chức của nước mình hoặc tìm hiểu về các chế độ học bổng của Trường mà mình sẽ du học bao gồm cả chế độ học bổng dành cho du học sinh người nước ngoài do Chính phủ Hàn Quốc trao.
Thủ tục nhập học
Thu thập thông tin và hỗ trợ nhập học
– Sau khi quyết định mục đích du học và chuyên ngành muốn học, bước kế tiếp sẽ là lựa chọn nộp hồ sơ vào một trường mà bản thân thấy phù hợp nhất. Có thể thu thập thông tin các trường tại trang Web của từng trường hoặc cũng có thể vào Hệ thống hướng dẫn du học Hàn Quốc (www.studykorea.go.kr) nơi cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến chuẩn bị du học và cuộc sống tại Hàn Quốc khi đi du học.
– Sau khi phân tích, so sánh các thông tin đã thu thập được và lựa chọn xong trường muốn học thì phải nộp Đơn xin nhập học và các giấy tờ liên quan cho trường trong thời gian trường tuyển sinh.
Thẩm định hồ sơ
– Trường tiếp nhận hồ sơ nhập học và sẽ quyết định có cho phép học sinh nhập học hay không dựa trên các pháp lệnh liên quan đến việc giáo dục hoặc các chính sách riêng mà trường quy định.
Xin cấp thị thực (VISA) Nhập cảnh Đăng ký người nước ngoài
– Học sinh được phép nhập học vào trường sẽ được cấp thị thực (VISA) theo tư cách lưu trú để nhập cảnh vào Hàn Quốc, và tiến hành các thủ tục nhập học mà trường học tiếp nhận học sinh đó quy định.
– Trong trường hợp thời gian dự định lưu trú tại Hàn Quốc vượt quá 90 ngày thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải thực hiện việc đăng ký người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương hoặc văn phòng đại diện người nước ngoài (Khoản 1 Điều 31「Luật quản lý xuất nhập cảnh」).
Thẩm định hồ sơ theo từng cơ quan giáo dục riêng biệt
Trường cấp 1
– Người giám hộ cho học sinh hay cho trẻ em người nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký nhập học hoặc chuyển trường tới Hiệu trưởng của trường cấp 1 gần nơi mình đang sinh sống (Điểm 4 Khoản 1 Điều 19「Nghị định về Luật giáo dục tiểu học và trung học」).
– Hiệu trưởng của trường cấp 1 nhận được đơn xin như trên thì sẽ phải kiểm tra xác nhận nội dung chứng nhận thực tế việc đăng ký người nước ngoài hoặc thực tế liên quan đến việc xuất nhập cảnh theo Điều 88「Luật quản lý xuất nhập cảnh」qua các thông tin hành chính được sử dụng công khai chung theo Khoản 1 Điều 36 「Luật Chính phủ điện tử」. Tuy nhiên, nếu người giámhộ cho học sinh hay cho trẻ em người nước ngoài không đồng ý với việc kiểm tra như thế này thìphải gửi kèm hồ sơ nhập học một trong những loại giấy tờ sau (Khoản 2 Điều 19「Nghị định về Luật giáo dục tiểu học và trung học」).
· Giấy tờ chứng minh tình trạng đăng ký người nước ngoài hoặc chứng minh liên quan đến việc xuất cảnh-nhập cảnh.
· Giấy tờ xác nhận tình trạng lưu trú như giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại khu vực đang lưu trú, hay hợp đồng thuê nhà.
Trường cấp 2 và cấp 3
– Việc nhập học đặc biệt của du học sinh người nước ngoài được quy định theo nguyên tắc nhập học theo đúng khóa học-năm học kỳ học đồng nhất với trường đang theo học tại nước ngoài, tuy nhiên khi có phát sinh trường hợp ngoại lệ do sự chênh lệch của hệ thống giáo dục đào tạo tại Hàn Quốc và tại nước ngoài thì học sinh cũng có thể nhập học hay học chuyển tiếp lên cao hơn hoặc thấp hơn so với năm học đang học trong phạm vi 1 học kỳ (6 tháng) [「Hướng dẫn xử lý các công việc liên quan đến việc nhập học đặc biệt vào trường cấp 2 và cấp 3」(Phần Ⅳ.2. Pháp lệnh Thi hành ngày 28/8/2015, Điểm 2015-70 thông cáo của Bộ giáo dục khoa học kỹ thuật)].
– Để nhập học hay học chuyển tiếp vào trường cấp 2 và cấp 3 thì học sinh phải nộp đủ các giấy tờ sau. [Phần Ⅳ. 8 và bản đính kèm「Hướng dẫn xử lý các công việc liên quan đến việc nhập học đặc biệt vào trường cấp 2 và cấp 3」].
1. Hồ sơđăng ký nhập học trường cấp 2 (cấp 3)
2. Giấy chứng nhận thành tích học tập của năm trước tại trường nước ngoài
3. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực liên quan đến việc xuất nhập cảnh
4. Thẻ đăng ký người nước ngoài ở tại Hàn Quốc
Trường Đại học, Cao đẳng, Viện cao học
– Người muốn nhập học đại học phải tốt nghiệp cấp 3 hoặc phải được chứng nhận là có học lực tiêu chuẩn tương đương cấp 3 theo quy định của Pháp luật (Khoản 1 Điều 33「Luật giáo dục đại học」).
– Để nhập học chương trình cử nhân và Thạc sĩ kết hợp cần phải có tốt nghiệp cấp 3 hoặc phải được chứng nhận có học lực tương đương (hoặc hơn) theo Pháp luật quy định hoặc phải là người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chính sách mà nhà trường quy định tương đương với người đang học đại học (Khoản 2 Điều 33「Luật giáo dục đại học」).
– Người muốn nhập học chương trình Thạc sĩ hay chương trình Thạc sĩ-Tiến sĩ kết hợp phải có bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc phải được chứng nhận có học lực cơ bản tương đương theo quy định của Pháp luật (Khoản 3 Điều 33「Luật giáo dục Đại học」).
– Người muốn nhập học chương trình Tiến sĩ phải có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc phải được chứng nhận có học lực tương đương với Thạc sĩ theo quy định của Pháp luật (Khoản 4 Điều 33「Luật giáo dục đại học」).
– Chỉ tiêu tuyển sinh du học sinh người nước ngoài được tính riêng biệt với chỉ tiêu tuyển sinh theo từng đơn vị của từng trường Đại học và Viện cao học (Điều 32「Luật giáo dục đại học」, Điểm 6 và Điểm 7 Khoản 2 Điều 29 và Điểm 1 Khoản 5 Điều 30 và「Nghị định về Luật giáo dục đại học」). Và việc tuyển sinh của các trường Đại học hay Viện cao học thường có sự chênh lệch về chỉ tiêu tuyển sinh, phương pháp tuyển chọn hay các giấy tờ cần nộp nên du học sinh cần phải xem xét và kiểm tra thật kỹ nội dung tuyển sinh của trường mà mình định theo học.
Kỳ thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK)
Hầu hết các trường Đại học đều yêu cầu du học sinh người nước ngoài phải có bằng chứng nhận năng lực tiếng Hàn (TOPIK: Test of Proficiency in Korea) hoặc bằng chứng nhận năng lực tiếng Anh với số điểm quy định về TOEFL, TOEIC, TEPS v.v. như là một trong những điều kiện bắt buộc để có thể nhập học vào trường.
Kỳ thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK) là kỳ thi do chính phủ Hàn Quốc (Bộ giáo dục khoa học kỹ thuật) chỉ đạo, giám sát bằng cách đánh giá và kiểm tra năng lực sử dụng tiếng Hàn Quốc của người nước ngoài hoặc người Hàn Quốc sống ở nước ngoài những người không sử dụng tiếng Hàn như ngôn ngữ mẹ đẻ.
※ Có thể kiểm tra trên trang Web (www.topik.go.kr) các thông tin cụ thể liên quan đến ngày thi, cấp bậc đánh giá và tiêu chuẩn đỗ, câu hỏi từ các đề thi trước hay kỳ thi năng lực tiếng Hàn hiện đang được tổ chức ở những quốc gia nào.
Chế độ học bổng dành cho du học sinh người nước ngoài
1. Học bổng dành cho người nước ngoài do Chính phủ Hàn Quốc trao
√ Chính phủ Hàn Quốc ký kết Hiệp định văn hoá với một số Chính phủ nước ngoài cũng như đang có chế độ cấp học bổng cho các học sinh của các nước đối tác đó. Đối tượng du học sinh người nước ngoài nhận được học bổng cho Chính phủ cấp thường là sinh viên hoặc nghiên cứu sinh, và Chính phủ sẽ hỗ trợ vé máy bay, chi phí sinh hoạt, phí bảo hiểm y tế bao gồm cả chi phí học tiếng Hàn Quốc và học phí trong thời gian được mời sang học (Đại học 4 năm, chương trình Thạc sĩ 2 năm, chương trình Tiến sĩ 3 năm).
√ Tùy từng quốc gia mà có thể có sự khác nhau về phương pháp tuyển chọn và số người được tuyển chọn. Có thể tham khảo nội dung chi tiết tại trang Web của Viện Quốc gia về Giáo dục Quốc tế (www.niied.go.kr).
2. Học bổng theo từng trường
√ Rất nhiều trường đang vận hành chế độ học bổng dành cho đối tượng là du học sinh người nước ngoài. Các du học sinh có thể tìm hiểu chế độ học bổng của trường mình muốn học thông qua văn phòng khoa hay văn phòng chuyên đảm nhận vấn đề học bổng của trường.
3. Học bổng từ quốc gia của du học sinh
√ Đó là các loại học bổng: học bổng do Chính phủ đất nước đó cấp, học bổng trao đổi sinh viên do Trường của du học sinh đó cấp, hay học bổng từ các tổ chức đoàn thể chuyên cấp học bổng các loại.