#0048

VĂN HOÁ MUỐI KIMCHI KIMJANG – DI SẢN VĂN HOÁ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC

Kim jang, lễ hội làm Kim chi vào mùa đông được thực hiện trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc. Truyền thống làm kim chi lâu đời vẫn được duy trì như một hoạt động văn hóa nghệ thuật của Hàn Quốc.

1. Tại sao lại có văn hóa muối Kimchi Kim jang

Những loại rau củ thường được người Hàn Quốc dùng để muối kimchi chính là cải thảo và củ cải – những loại rau củ không thể phát triển được trong cái lạnh giá của mùa đông. Từ những năm 1960-1970, Hàn Quốc vẫn còn chưa phát triển nên việc trồng rau củ để muối kimchi ăn trong mùa đông là không thể.

Ban đầu người Hàn Quốc sang Trung Quốc mua cải thảo về muối kimchi để ăn vào mùa đông, nhưng giá cả càng ngày càng leo thang và không thể tiếp tục đủ khả năng mua nữa. Vậy thì làm sao mới có đủ lượng kimchi để ăn qua một mùa đông dài đây? Và đây chính là lúc văn hóa muối kimchi (김장) được ra đời.

Cho tới ngày này vẫn chưa biết được văn hóa muối kim chi này là ai khởi xướng cũng không biết chính xác là khoảng thời gian nào. Người Hàn Quốc suy đoán rằng có thể việc này bắt nguồn từ văn hóa ‘Pumasi (품앗이)’ từ thời Joseon (조선 시대). Văn hóa này nói về việc một cộng đồng làng, xã giúp đỡ nhau làm việc và cũng có thể trong những việc giúp nhau cũng bao gồm cả việc cùng muối kim chi với nhau.

2. Kim chi – Cội nguồn sức mạnh của dân tộc Hàn Quốc

Ban đầu, có một số ý kiến lo ngại rằng việc đăng ký xét duyệt Kimchi trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là có mục đích thương mại. Tuy nhiên, cơ quan kiểm định của UNESCO đã đánh giá cao Kim chi và văn hóa muối Kimchi với vai trò sáng tạo trong lịch sử Hàn Quốc, cũng như trong việc nâng cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng của dân tộc. Việc UNESCO có thể sẽ công nhận Kimchi trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là kết cục hoàn hảo cho việc quốc tế hóa món Kimchi cũng như những tranh cãi liên quan.

Kim jang là một dịp vô cùng quan trọng đối với người dân Hàn Quốc. Trước đây, tới dịp làm Kim jang, công nhân viên chức sẽ được thêm một ngày nghỉ phép hoặc hưởng tiền thưởng.

3. Kim jang – việc làm không chỉ của một người

Không chỉ là một món ăn thông thường, kim chi còn mang giá trị văn hóa giao tiếp. Người Hàn Quốc không thích làm kim chi một mình, các gia đình hoặc bạn bè chơi cùng nhau thưởng tụ họp lại để làm kim chi. Họ cùng làm, trao đổi và học hỏi cách thức làm kim chi, nấu ăn và tăng mối quan hệ giao tiếp giữa những người phụ nữ. Họ còn có truyền thống các gia đình thay nhau làm kim chi nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ. Hơn thế, kim chi còn được dùng làm quà biết tạo sự thân tình, gắn bó.

Trong ngày này, tất cả mọi người trong làng đều tụ tập lại, cùng nhau muối kim chi, hoạt động này được gọi là Kim jang. Ngày nay, người ta làm Kim jang như vậy ở các vùng thôn quê, luân phiên nhau qua mỗi nhà giống như việc trao đổi sức lao động. Những bẹ cải thảo thường được ngâm muối từ tối hôm trước. Khoảng bốn giờ sáng hôm sau, họ tụ tập tại nhà làm Kim jang rồi rửa cải và trộn gia vị. Kim jang là một lễ hội độc đáo của Hàn Quốc hàm chứa ý thức cộng đồng làng xã rất lớn và cũng là lễ hội dành cho các bà mẹ.

4. Kim jang ngày hội của tình yêu thương

Kim jang cho đến ngày nay vẫn là công việc cần nhiều đến bàn tay con người, cho nên ngày làm Kimjang cũng chính là một dịp lễ hội để gia đình, bà con, làng xóm quây quần bên nhau. Trong ngày này, tất cả mọi người trong làng đều tụ tập lại, cùng nhau muối kim chi, hoạt động này được gọi là Kim jang.

Ngày nay, người ta làm Kim jang như vậy ở các vùng thôn quê, luân phiên nhau qua mỗi nhà giống như việc trao đổi sức lao động. Những bẹ cải thảo thường được ngâm muối từ tối hôm trước. Khoảng bốn giờ sáng hôm sau, họ tụ tập tại nhà làm Kim jang rồi rửa cải và trộn gia vị. Kim jang là một lễ hội độc đáo của Hàn Quốc hàm chứa ý thức cộng đồng làng xã rất lớn và cũng là lễ hội dành cho các bà mẹ.

0356.066.066